Công bố rủi ro
Ngôn ngữ chính thức của công ty là tiếng Anh. Để có thêm mô tả đầy đủ hơn về hoạt động của Công ty, vui lòng truy cập phiên bản tiếng Anh của trang web. Thông tin được dịch sang các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin và không có hiệu lực pháp lý, công ty không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin được cung cấp trong các ngôn ngữ khác.
Cảnh báo rủi ro cho hoạt động với ngoại tệ và các công cụ phái sinh
Cảnh báo ngắn này, bổ sung cho Điều khoản kinh doanh chung, không nhằm mục đích đề cập đến tất cả các rủi ro và các khía cạnh quan trọng khác của giao dịch ngoại tệ và các công cụ phái sinh. Xét về các rủi ro, bạn không nên xử lý giao dịch của các sản phẩm nói trên nếu bạn không nhận thức được bản chất của các hợp đồng mà bạn ký kết, các khía cạnh pháp lý liên quan trong bối cảnh của hợp đồng đó hoặc mức độ rủi ro của bạn. Giao dịch với ngoại tệ và các công cụ phái sinh được có mức độ rủi ro cao, do đó sẽ không phù hợp với nhiều người. Bạn phải đánh giá kỹ lưỡng mức độ phù hợp của các hoạt động giao dịch, xem xét kinh nghiệm, mục tiêu, nguồn tài chính và các yếu tố quan trọng khác của bạn.
1. Hoạt động giao dịch với ngoại tệ và các công cụ phái sinh
1.1 Giao dịch đòn bẩy giúp tăng lợi nhuận tiềm năng; đồng thời cũng có nghĩa là khả năng lỗ cũng cao. Yêu cầu ký quỹ càng thấp, rủi ro thua lỗ tiềm năng càng cao nếu thị trường đi ngược lại với hướng mà bạn dự đoán. Đôi khi yêu cầu ký quỹ có thể chỉ là 0,5%. Vui lòng lưu ý rằng khi giao dịch sử dụng ký quỹ, khoản lỗ của bạn có thể vượt quá khoản thanh toán ban đầu của bạn và có thể mất nhiều tiền hơn số tiền bạn đã đầu tư ban đầu. Số tiền ký quỹ ban đầu có thể nhỏ hơn so với giá trị của các hợp đồng hoặc công cụ phái sinh ngoại tệ, do hiệu ứng "đòn bẩy" được sử dụng trong quá trình giao dịch. Diễn biến thị trường tương đối không đáng kể sẽ làm cho số tiền bạn đã nạp hoặc số tiền bạn định nạp tăng theo tỉ lệ thuận. Tình huống này có thể đem lại thuận lợi hoặc bất lợi cho bạn. Khi duy trì vị thế, bạn có thể phải chịu lỗ ở mức độ khoản ký quỹ ban đầu và bất kỳ khoản tiền bổ sung nào được nạp vào Công ty. Nếu thị trường bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại với vị thế của bạn và/hoặc số tiền ký quỹ yêu cầu tăng lên, thì Công ty có thể yêu cầu bạn khẩn trương nạp thêm một khoản tiền để duy trì vị thế. Việc không đáp ứng yêu cầu nạp thêm một khoản tiền có thể dẫn đến việc Công ty đóng vị thế của bạn và bạn sẽ tự chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất hoặc sự thiếu tiền nào liên quan.
1.2 Lệnh và chiến lược giảm thiểu rủi ro
Việc đặt một số lệnh nhất định (ví dụ: các lệnh "dừng lỗ", nếu lệnh này được cho phép bởi luật pháp địa phương hoặc các lệnh "giới hạn dừng"), để hạn chế tối đa số tiền tổn thất, có thể không hiệu quả nếu tình hình thị trường không cho phép thực hiện các lệnh này (ví dụ, do tính thanh khoản của thị trường). Bất kỳ chiến lược nào sử dụng kết hợp các vị thế, ví dụ "chênh lệch giá" và "dàn hàng" có thể rủi ro hơn các chiến lược gắn liền với các vị thế "mua" và "bán" phổ biến.
2. Rủi ro phát sinh thêm cụ thể đối với các giao dịch với ngoại tệ và các công cụ phái sinh
2.1 Điều kiện ký kết hợp đồng
Bạn cần có thông tin chi tiết từ nhà môi giới của mình về các điều kiện để ký kết hợp đồng và bất kỳ nghĩa vụ nào liên quan tới (ví dụ: trường hợp bạn có thể thi hành nghĩa vụ thực hiện hoặc chấp nhận giao bất kỳ tài sản nào trong khuôn khổ hợp đồng tương lai, hoặc, trong trường hợp của quyền chọn, thông tin về ngày hết hạn và giới hạn thời gian để thực hiện các quyền chọn). Trong một số trường hợp, sàn giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm thanh toán bù trừ có thể thay đổi yêu cầu của các hợp đồng chưa được xử lý (bao gồm giá xác định), để phản ánh các thay đổi trên thị trường của tài sản tương ứng.
2.2 Đình chỉ hoặc hạn chế thương mại. Tương quan giá
Một số tình huống thị trường (ví dụ: tính thanh khoản kém) và/hoặc quy tắc hoạt động của một số thị trường (ví dụ: tạm ngừng giao dịch liên quan hợp đồng hoặc tháng hợp đồng, do vượt quá giới hạn thay đổi giá) có thể làm tăng rủi ro phát sinh tổn thất, vì việc thực hiện các giao dịch hoặc giữ hòa vốn/chốt lỗ các vị thể trở nên khó khăn hoặc không thể. Nếu bạn bán các quyền chọn, khoản lỗ có thể tăng lên. Giữa giá của tài sản và tài sản phái sinh không phải lúc nào cũng tồn tại một mối liên kết chắc chắn. Việc không có giá chuẩn cho một tài sản có thể làm cho việc ước tính "giá trị hợp lý" trở nên khó khăn.
2.3 Tiền ký quỹ và tài sản
Bạn nên tự làm quen với các công cụ bảo vệ, trong hạn mức của Khoản thế chấp mà bạn đặt cọc dưới dạng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào khác, khi thực hiện hoạt động giao dịch ở trong nước hoặc nước ngoài, đặc biệt là nếu một công ty giao dịch có vấn đề về mất khả năng thanh toán hoặc phá sản. Mức độ bạn có thể nhận lại tiền mặt hoặc các tài sản khác được quy định bởi luật pháp và tiêu chuẩn tại địa phương nơi mà đối tác thực hiện các hoạt động của mình.
2.4 Phí hoa hồng và các khoản phí khác
Trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin chi tiết rõ ràng về tất cả các khoản phí hoa hồng, tiền thù lao và các khoản phí khác mà bạn cần phải thanh toán. Những chi phí này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tài chính ròng của bạn (lãi hoặc lỗ).
2.5 Giao dịch tại các khu vực pháp lý khác
Việc thực hiện các giao dịch trên thị trường ở bất kỳ khu vực pháp lý nào khác, bao gồm các thị trường được chính thức liên kết với thị trường tại địa phương có thể dẫn đến rủi ro phát sinh cho bạn. Quy định của các thị trường nói trên có thể khác với khu vực của bạn theo mức độ bảo vệ nhà đầu tư (bao gồm mức độ bảo vệ thấp hơn). Cơ quan quản lý địa phương của bạn không thể đảm bảo sự bắt buộc tuân thủ đối với các quy tắc được xác định bởi các cơ quan quản lý hoặc thị trường tại các khu vực pháp lý khác nơi bạn thực hiện giao dịch.
2.6 Rủi ro tiền tệ
Lợi nhuận và khoản lỗ của các giao dịch với hợp đồng được quy đổi lại bằng ngoại tệ khác với tiền tệ trong tài khoản của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá khi chuyển đổi từ tiền tệ trên hợp đồng sang tiền tệ trong tài khoản.
2.7 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến khả năng giao dịch của bạn. Đó là rủi ro khi Hợp đồng FCD hoặc tài sản của bạn không thể được giao dịch tại thời điểm bạn muốn giao dịch (để tránh thua lỗ hoặc để kiếm lợi nhuận). Ngoài ra, mức ký quỹ bạn cần duy trì như một khoản ký gửi với nhà cung cấp FCD được tính lại hàng ngày theo các thay đổi về giá trị của các tài sản cơ bản của Hợp đồng FCD mà bạn nắm giữ. Nếu sự tính toán lại này (đánh giá lại) khiến cho giá giảm đi so với định giá vào ngày hôm trước, bạn sẽ phải trả tiền mặt cho nhà cung cấp FCD ngay lập tức để khôi phục vị thế ký quỹ và bù lỗ. Nếu bạn không thể thực hiện thanh toán, thì nhà cung cấp FCD có thể đóng vị thế của bạn cho dù bạn có đồng ý hay không. Bạn sẽ phải chịu lỗ, ngay cả khi giá của tài sản cơ bản đã phục hồi sau đó. Có những nhà cung cấp FCD thanh lý tất cả các vị thế FCD của bạn nếu bạn không đạt mức ký quỹ bắt buộc, ngay cả khi một trong những vị thế của bạn đang mang về lợi nhuận ở giai đoạn đó. Để giữ vị thế mở, bạn có thể phải đồng ý cho phép nhà cung cấp FCD thực hiện thanh toán bổ sung (thường là từ thẻ tín dụng của bạn), theo quyết định của họ, khi được yêu cầu ký quỹ bổ sung do nguy cơ giảm tiền ký quỹ có liên quan. Trong một thị trường biến động nhanh, đầy biến động, bạn có thể dễ dàng nhận được hóa đơn nợ thẻ tín dụng tăng một cách chóng mặt theo cách này.
2.8 Giới hạn "Dừng lỗ"
Để hạn chế tổn thất, nhiều nhà cung cấp FCD đề xuất cho bạn cơ hội chọn giới hạn 'dừng lỗ'. Giới hạn này sẽ tự động đóng vị thế của bạn khi nó đạt đến giới hạn giá bạn chọn. Có một số trường hợp mà tại đó giới hạn 'dừng lỗ' không hiệu quả, ví dụ, khi có sự biến động giá nhanh chóng hoặc đóng cửa thị trường. Giới hạn dừng lỗ không thể hoàn toàn bảo vệ bạn khỏi thua lỗ.
2.9 Rủi ro thực thi
Rủi ro thực thi có liên quan đến việc các giao dịch có thể không diễn ra ngay lập tức. Ví dụ: có thể có độ trễ về thời gian giữa thời điểm bạn đặt lệnh và thời điểm thực hiện lệnh. Trong giai đoạn này, thị trường có thể đi ngược lại với những gì bạn dự kiến. Đó là, khi lệnh của bạn không được thực hiện ở mức giá bạn mong đợi. Một số nhà cung cấp CFD cho phép bạn giao dịch ngay cả khi thị trường đóng cửa. Vui lòng lưu ý rằng giá của các giao dịch này có thể khác với giá đóng của tài sản cơ bản. Trong nhiều trường hợp, mức chênh lệch có thể lớn hơn so với khi thị trường mở cửa.
2.10 Rủi ro đối tác
Rủi ro đối tác là rủi ro mà nhà cung cấp phát hành các hợp đồng CFD (tức là đối tác của bạn) và không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của hợp đồng. Nếu quỹ tiền của bạn không được tách biệt với quỹ tiền của nhà cung cấp FCD và nhà cung cấp FCD gặp khó khăn về tài chính, thì có nguy cơ bạn không thể nhận lại bất kỳ khoản tiền nào.
2.11 Hệ thống giao dịch
Phần lớn các hệ thống giao dịch "bằng lời nói" và điện tử thông thường sử dụng các thiết bị máy tính để truyền lệnh, cân bằng các hoạt động, đăng ký và thanh toán bù trừ giao dịch. Cũng như các thiết bị và hệ thống điện tử khác, chúng có thể bị lỗi tạm thời và lỗi vận hành. Cơ hội để hoàn trả khoản lỗ nhất nào đó của bạn có thể phụ thuộc vào giới hạn trách nhiệm được xác định bởi nhà cung cấp hệ thống giao dịch, thị trường, trung tâm thanh toán bù trừ và/hoặc các công ty giao dịch. Những giới hạn có thể khác nhau; vì vậy bạn cần có các thông tin chi tiết từ nhà môi giới về vấn đề này.
2.12 Giao dịch điện tử
Giao dịch được thực hiện bằng cách sử dụng bất kỳ Mạng Truyền thông Điện tử nào có thể không chỉ khác với giao dịch trên bất kỳ thị trường "công khai giá" thông thường nào, mà còn khác khi giao dịch ở địa điểm sử dụng các hệ thống giao dịch điện tử. Nếu bạn thực hiện bất kỳ giao dịch nào trên Mạng Truyền thông Điện tử, bạn phải chịu các rủi ro cụ thể cho hệ thống đó, bao gồm cả rủi ro lỗi vận hành của phần cứng hoặc phần mềm. Lỗi hệ thống có thể dẫn đến các vấn đề sau: Lệnh của bạn có thể không được thực hiện theo chỉ dẫn; một lệnh có thể không được thực hiện hoàn toàn; nguy cơ không thể liên tục nhận thông tin về các vị thế của bạn hoặc để đáp ứng yêu cầu ký quỹ.
2.13 Hoạt động phi tập trung
Trong một số khu vực pháp lý, các công ty được phép thực hiện các hoạt động phi tập trung. Người môi giới của bạn có thể đóng vai trò là đối tác cho các hoạt động đó. Điểm đặc biệt của các hoạt động này nằm ở sự phức tạp hoặc không có khả năng đóng các vị trí thế, ước tính giá trị hoặc xác định giá hợp lý hoặc có nguy cơ gặp rủi ro. Vì những lý nêu trên, các hoạt động này có thể gắn liền với sự gia tăng về rủi ro. Quy định quản lý các hoạt động phi tập trung có thể ít nghiêm ngặt hơn hoặc cung cấp một chế độ quy định cụ thể. Bạn sẽ cần phải làm quen với các quy tắc và rủi ro liên quan, trước khi thực hiện các hoạt động đó.